Sáng 30-5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phối hợp Hội Nữ trí thức Thủ đô tổ chức hội thảo “Nông nghiệp xanh, định hướng cho nông nghiệp Hà Nội và trách nhiệm của trí thức Thủ đô”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Thanh nêu rõ, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường được nhiều nước trên thế giới lựa chọn. Trong nước, cùng với ngành Nông nghiệp, Hà Nội đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo từng lĩnh vực cụ thể, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, bền vững.
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ góc nhìn trong một số vấn đề: Thực trạng và chính sách phát triển nông nghiệp xanh, bền vững; những giải pháp ứng dụng công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu...
Theo PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để nông nghiệp Hà Nội phát triển xanh, cần tập trung vào các giải pháp trong trồng trọt và chăn nuôi, như: Sử dụng phân đạm chậm tan, phân bón thông minh; không đốt phụ phẩm nông nghiệp; tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt; sử dụng năng lượng tái tạo (điện từ biogas, pin mặt trời, sấy bằng sinh khối); chuyển đổi số; cải thiện khẩu phần ăn cho gia súc nhai lại; giảm thức ăn công nghiệp và tăng thức ăn hữu cơ; không sử dụng chất kích thích, chất tạo nạc...
Để thực hiện các giải pháp trên, Hà Nội cần xác định các cây, con có tiềm năng giảm phát thải cao (số lượng nhiều, hệ số phát thải cao như lúa, bò); xây dựng vùng thích nghi (điều kiện môi trường, đất…) áp dụng giải pháp xanh; xây dựng các dự án nông nghiệp xanh, phát thải thấp gắn liền với cấp tín chỉ carbon mang lại lợi ích kép cho người sản xuất và tạo thị trường trao đổi tín chỉ carbon trong nước...
TS Nguyễn Văn Liêm, Trung tâm Biến đổi khí hậu, Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho biết: Hiện nay, việc xây dựng và thiết lập thị trường carbon là yêu cầu cấp thiết nhằm giảm nhẹ khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay, phát triển thị trường này đối mặt với không ít thách thức, đòi hỏi đầu tư nhiều về kỹ thuật, nhân lực và tài chính. Đến năm 2028, Việt Nam sẽ vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Thị trường tín chỉ carbon sẽ là cú hích cần thiết để thúc đẩy bảo vệ môi trường và bảo đảm sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế xanh...
Theo Thu Hằng - Hà Nội Mới
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Tại Thái Nguyên, đa số cơ sở chăn nuôi đều chú trọng áp dụng quy trình tuần hoàn, sử dụng chất thải chăn nuôi cho trồng trọt, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
(HNM) Tại nước ta, các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự bài bản... Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, có nhiều bài toán cần lời giải cùng lúc. Trong đó có việc Nhà nước đưa ra cơ chế, chính sách khuyến khích; đồng thời, phải chú trọng đến công tác quy hoạch, quy trình sản xuất...
Trồng với phương thức ‘đặc biệt’, có quả lên tới 143 triệu đồng, được những người lắm tiền nhiều của săn lùng ráo riết